Ngoisaonganhlamdep.net - Tại Việt Nam, Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Dù có những ảnh hưởng nhất định song vẫn chưa thành lập tông phái một cách rõ ràng, mãi đến 1936 Mật tông mới định hình một cách chắc chắn hơn, tuy hiếm người tu tập. Ngày nay, Pháp Mật tông Tây Tạng đã có rất nhiều người Việt, nhất là giới trẻ đang tha thiết hành trì.
Mật Tông đến Việt Nam như thế nào?Mật tông, hay Kim Cang thừa, là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Đại thừa Phật giáo, sau Bát nhã và Duy thức; và Tây Tạng được xem là nơi cất giữ một cách trọn vẹn tinh túy Mật tông Ấn Độ. Mặc dù được truyền vào từ cuối thế kỷ thứ VIII bởi ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) và phát triển mạnh vào thế kỷ XI do đóng góp của ngài Atisa, song mãi đến khi Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng vào năm 1959, Mật tông Tây Tạng mới bắt đầu được truyền bá ra khắp thế giới.
Pháp Mật tông Tây Tạng, cho dù khó hành trì theo đúng khuôn mẫu, song ngày nay đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước đang tha thiết hành trì
Tại Việt Nam, Mật tông vốn truyền vào Việt Nam từ khá sớm. Vào thế kỷ thứ VI, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Ấn Độ, đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Tuy thế, Mật tông Việt Nam từ thời kỳ đầu cho đến những thập niên cuối thế kỷ XX, dù có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tu tập của Tăng Ni, Phật tử song vẫn chưa thành lập tông phái một cách rõ ràng cũng như chưa có các dòng truyền thừa chính thức. Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam đặc biệt chú trọng về nghi thức Quán đảnh (wang) và hành giả phải được khẩu truyền nghi quỹ (lung), được giảng dạy nghi quỹ (trid) từ một vị thầy giác ngộ để nhận được ân sủng của dòng truyền thừa.
Ca sỹ Thủy Tiên tham gia trải nghiệm hành trì pháp Mật tông
Theo đó, từ thời kỳ đầu khi Mật tông vào Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XX, có lẽ chưa có bất kỳ một người Việt nào tu tập theo đúng khuôn mẫu Mật tông Tây Tạng. Mãi đến năm 1936, một Tăng sĩ Việt Nam đã du hành lên Tây Tạng và được thọ pháp với Lama Quốc Vương danh tiếng. Vị Tăng sĩ đó chính là Thiền sư Nhẫn Tế.
Một Tăng sĩ khác, còn khá trẻ, ĐĐ.Thích Trí Không, sinh năm 1975, hiện là một hành giả Mật tông Tây Tạng hành trì một cách đều đặn và miên mật với những đợt nhập thất hàng năm. Năm 2000, lần đầu tiên ĐĐ.Trí Không thọ Quán đảnh với ngài Kyabje Kusum Lingpa - nhân chuyến viếng thăm (du lịch) Việt Nam và truyền Quán đảnh cho khoảng 100 Tăng Ni, Phật tử tại TP.HCM. Năm 2003, thầy một mình lặn lội sang Ấn Độ rồi đến Nepal thọ pháp với ngài Kyabje Trulshik Rinpoche và tu tập với ngài 3 tháng. Cuối năm 2003, thầy lại cùng một vị Tăng trẻ khác đến đó tu tập tiếp 6 tháng. Từ đó đến nay, năm nào thầy cũng hướng dẫn một nhóm Tăng Ni, Phật tử đến thọ pháp và tu tập với các Lama Tây Tạng tại Nepal và Ấn Độ, mỗi đợt từ 3-4 tháng. Hiện ĐĐ.Trí Không tu học theo phái Nyingmapa (Cổ Mật) dưới sự hướng dẫn của ngài Kyabje Trulshik Rinpoche, dù thầy đã thọ pháp với khoảng 20 vị Rinpoche của cả 4 dòng phái Tây Tạng với các bậc thầy nổi tiếng như: Kyabje Kathuk Moktsa, Tulku Pema Wangyel, Rabjam Rinpoche v.v…
Rất nhiều các bạn trẻ việt đã biết đến Mật Tông
Mật tông đã và đang thu hút các bạn trẻ trải nghiệm
Nhìn chung, cho đến nay, sau một số chuyến viếng thăm chính thức và trao lễ Quán đảnh của các Lạt Ma Tây Tạng tại Việt Nam cùng với việc nhiều người thọ pháp với các Lama nước ngoài, Mật tông Tây Tạng đang bắt đầu hưng thịnh tại Việt Nam. Ước tính số người Việt (trong nước) thọ pháp Quán đảnh từ các dòng truyền thừa Tây Tạng hiện nay là vào khoảng 15.000 người, trong đó có khoảng 300 người chính thức sang Nepal, Ấn Độ, Tây Tạng cầu pháp và thọ lễ Quán đảnh, chủ yếu với các dòng Nyingmapa (Cổ Mật - Mũ Đỏ), Drukpa Kagyud (Thiên Long - Mũ Đen), Gelugpa (Mũ Vàng). Và con số này đang ngày càng tăng thêm. Những hành giả Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở các vùng như: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Việt Trì, TP.HCM, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau v.v…
Hầu như bất kỳ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nào trong đời cũng đã từng đọc qua hay từng trì tụng minh chú. Có thể nói, như thế, họ đã bước đầu đến với Mật tông, có duyên với Mật tông, dù người Tây Tạng vẫn cho rằng trì chú không hẳn đã tu Mật tông, mà tu Mật tông nhất thiết phải đúng pháp. Pháp Mật tông Tây Tạng, cho dù khó hành trì theo đúng khuôn mẫu, song ngày nay đã có rất nhiều người Việt trong cũng như ngoài nước đang tha thiết hành trì.
Chu Hạnh – Một Hot girl có tiếng trong giới kinh doanh mỹ phẩm đã có nhiều thay đổi tích cực trong suy nghĩ và lối sống khi biết đến Mật Tông
Chu Hạnh, là một nữ doanh nhân trẻ đang tham gia trải nghiệm chia sẻ: Hồi xưa em cũng không biết gì về Phật pháp đâu. Cho đến khi có một bước ngoặt xảy đến với em, đó là thời gian bố em bị bệnh nặng phải nằm viện, em đã ở trong viện chăm sóc bố nhưng ko may là bố em đã ko qua khỏi. Sau đó trong suốt thời gian 49 và 100 ngày bố mất, em bắt đầu nghe giảng pháp về giáo lý nhà Phật. Em tìm hiểu thì thấy có nhiều điều vi diệu xảy ra với mình, nó thôi thúc sự tò mò rất bản năng trong con người của em khiến em càng tìm hiểu sâu hơn và bắt đầu thấy tin vào con đường Phật pháp. Bản thân em là một điều minh chứng rõ nhất cho niềm tin đó. Hồi xưa em là một người hoàn toàn khác so với hiện tại, với tính khí rất nóng nảy, hiếu thắng..., nói chung là một con người ko hoàn thiện. Nhưng từ khi theo nhà Phật em đã thấy bản thân điềm tĩnh hơn, tất cả mọi thứ đều trở nên đơn giản hơn và khiến cuộc sống của em cũng nhẹ nhàng, an yên hơn rất nhiều. Rồi cơ duyên lại giúp em gặp một người anh, người đã dẫn dắt để em biết và tu đến Kim Cang thừa. Sau đó gieo duyên giúp em đến với đạo Tràng và được gặp thầy Trí Không. Nhờ gặp được Phật Pháp mà em có cơ hội học được rất nhiều điều hay, giúp em sống tốt hơn và cuộc đời em nhờ đó mà cũng có ý nghĩa và giá trị hơn.
Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay một số tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo đã có mặt tại Việt Nam từ lâu đời. Nhìn chung tất cả những phương thức tín ngưỡng này được xem là phương tiện giúp tiếp thêm niềm tin, loại bỏ chướng ngại nội tâm, hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp. Vì thế, mỗi một con người sinh ra đều có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, lựa chọn một môi trường tu tập bền vững.
Theo PV